Nguy cơ “phá sản” toàn diện tại Hội An
Các cơ sở kinh doanh có nguy cơ “phá sản” toàn diện tại Hội An. Doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đứng trước tương lai bất định, ảnh hưởng nặng bởi dịch Covid. Nếu dịch Corona kéo dài thêm 2 tháng nữa, một kịch bản tồi tệ sẽ xảy ra.
Đa số nguồn thu nhập Hội An đến từ sản xuất dịch vụ du lịch. Ngành thương mại du lịch dịch vụ những năm gần đây chiếm tỷ trọng hơn 70%, lại là ngành chịu tác động nặng nề nhất trong tình hình này. Còn một số ngành nhu cầu yếu phẩm lại tăng doanh thu nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ 5-10% không đáng kể. Khảo sát sơ tình hình thiệt hại các ngành nghề tại địa bàn Hội An :
- Gần 1000 Homestay, Villa, Hotel, Resort : Lượng khách lưu trú đã giảm hơn 70% hoặc cơ sở lưu trú đóng cửa trong tháng 2 và đầu tháng 3 này. Tỉ trọng cao đến từ những thị trường chính như Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan.
- Cơ sở tư thục, tư nhân giáo dục như mầm non tư thục, trung tâm ngoại ngữ, trường quốc tế : Bộ GD-ĐT đã ban hành lệnh nghỉ học gần 2 tháng nay. Nếu diễn biến xấu khả năng kéo dài đến hết tháng 3. Chủ cơ sở vẫn đang đau đấu trong việc trả lương cũng như chi phí hoạt động địa điểm.
- Shop vải, giầy da, lưu niệm, nhà hàng, cafe : Lượng du khách giảm và hạn chế đến chỗ đông. Khiến cảnh điều hiu trong thời gian dài. Mặt bằng thuê giá từ 50tr đến 100tr hằng tháng rất cao, hàng hóa tồn đọng làm chi phí lưu động tăng cao. Thu không bù chi làm nỗi lo âu tăng dần theo từng ngày.
- Xe Grab, xe du lịch, Taxi : Ngành vận tải là ngành rất quan trọng luôn song hành để thúc đẩy kinh tế phát triển. Đối tượng sử dụng nhiều đến từ các quốc gia Châu Á đã bị cắt giảm hầu như toàn bộ. Khiến các chủ xe Grab, xe du lịch cá nhân hay công ty vận tải lớn điêu đứng. Nay lại thêm cấm thị thực 8 nước châu Âu. Điều này làm hệ thống kinh doanh vận tải gần như tê liệt.
- Hướng dẫn viên, lữ hành tour : Tâm lý khách lo sợ đã khiến tỷ lệ hủy tour giờ chót cao đến 80%. Hầu như chi phí hoàn cọc các đối tác rất thấp. Khiến lữ hành tour nhỏ lẻ đến toàn cầu phải mất rất nhiều tiền để đền bù các bên liên quan vì khách hàng không thể chi trả. Từ các diễn đàn đến mạng xã hội, nguy cơ vỡ nợ trên 65% do ôm lượng lớn các tour khi đây là mùa khách Âu và chuẩn bị vào mùa khách nội địa. Hướng dẫn viên vì lo cho bản thân và người thân xung quanh, đã chủ động báo cáo ốm cũng như hủy đơn phương bất chấp. Khiến doanh nghiệp rơi vào thế khó dù có làm căng đến đâu. Những HDV còn lại trách nhiệm ráng đi hết chương trình và báo cáo chủ thể tìm phương án giúp đỡ mùa dịch nhưng khó đảm bảo chất lượng tour đã đề ra.
- Bất động sản : Tỷ suất giao dịch bất động sản thành công hầu như rất ít. Tâm lý lo sợ đổ bể kéo dài do tác động từ dịch bệnh. Kênh đầu tư đáng quan tâm là vàng hơn là bất động sản. Vì ưu tiên cất trữ an toàn trong giai đoạn khủng hoảng hơn là đầu tư.
Thông qua vài câu hỏi khảo sát với các quản lý, chủ doanh nghiệp các ngành về tác động Covid. Đa phần đều sử dụng vốn vay đến từ ngân hàng dao động từ 30% đến 70%. Một số chủ sở hữu có thể đảm bảo chi phí trong vòng 1 tháng đến 2 tháng nhưng không thể duy trì lâu. Sau dịch bệnh, hiệu ứng tâm lý sẽ tác động dài thêm vài tháng nữa. Để du lịch phục hồi thì cần phải ít nhất 6 tháng sau kể từ dịch bệnh kết thúc. Mùa hè là mùa du lịch khách nội địa nhưng lại ảnh hưởng bởi kì thi sẽ dời lại chậm vài tháng. Các phụ huynh sẽ ưu tiên ở nhà với con cái hơn là du lịch. Vào mùa mưa thì lượng khách Âu dự đoán sẽ giảm sút do dịch Covid bùng phát mạnh ở châu Âu. Nguy cơ để phục hồi tại châu Âu rất khó, trì trệ thời gian dài. Như vậy, tình hình vô cùng bi đát bởi nguồn thu không đủ chi, cung vượt quá cầu. Áp lực thanh toán, chi phí có thể khiến hàng nghìn nhân viên thất nghiệp. Nếu diễn biến xấu nhất có thể dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế cục bộ toàn cầu và riêng Hội An, Đà Nẵng.
Thiết nghĩ các cơ sở ban ngành cần theo sát tình hình thực tại tại doanh nghiệp. Cần nhanh chóng đưa ra giải pháp phù hợp để vừa phòng chống dịch Covid lẫn giúp nền kinh tế không rơi vào khủng hoảng. Một số giải pháp cấp bách có thể lưu ý như :
- Cần nghiên cứu giảm thuế thu nhập, thuế GTGT và các loại thuế khác.
- Miễn lãi suất với nộp chậm thuế.
- Miễn đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian dịch bệnh.
- Chính phủ ra những gói kích cầu, giảm giá điện nước.
- Ngân hàng cần khoanh nợ để có giải pháp phù hợp như giãn thời gian nợ, giảm lãi vay.
- Ngành du lịch cấp bách tìm thị trường mới thúc đẩy sau dịch bệnh.
Peter Nguyên
7 comments