Sự “kỳ thị” người làm du lịch khi sự sợ hãi, định kiến cấu thành?

+

 

Sự “kỳ thị” người làm du lịch khi sự sợ hãi, định kiến cấu thành?

Dịch Corona diễn biến vô cùng phức tạp tạo tâm lý sự “kỳ thị” người làm du lịch khi sự sợ hãi, định kiến cấu thành. Theo các bạn, điều này nên hay là không?

Sự "kỳ thị" người làm du lịch khi sự sợ hãi, định kiến cấu thành?

Khi mà sự hoành hoành Corana hay chủng mới Covid-19 đang diễn biến khó lường. Kể từ ca Covid thứ 17 trở lại Việt Nam, gây hoang mang trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Từ Hà Nội đến Đà Nẵng, Hội An, cứ mỗi tin tăng ca nhiễm lại là chủ đề nóng hot trên diễn đàn tin tức lẫn mạng xã hội. Đặc biệt hơn, nguy cơ lây nhiễm chéo là rất cao. Nó khiến các ban ngành phải tạm thời dừng đón khách tại các điểm tham quan như Hạ Long, Ninh Bình, Hội An. 

Đến ngày hôm nay 12.3, có 3 ca dương tính Covid tại Hội An. Chính quyền thành phố Hội An quyết định tạm dừng hoạt động bán vé tham quan và phố đi bộ tại khu phố cổ Hội An từ hôm nay đến hết ngày 31.3.2020.

Dạo quanh mạng xã hội, khi sự lo âu của người dân cả nước tăng cao, riêng Hội An lại càng nghiêm trọng hơn. Đường vắng điều hiu đến lạ kì sau 20.00, người dân đã hạn chế ra đường để phòng chống dịch lây lan. Nhưng bên cạnh đón, đến từ những người làm du lịch như là hướng dẫn viên, lái xe, lễ tân, họ vẫn đang có trách nhiệm để phục vụ những vị khách đã lỡ đặt lịch trước dịch.

Sau khi họ về nhà là những status Facebook đầy tâm trạng. Vì họ đang cố vật vã vì trách nhiệm người làm công, vật vã vì nguy cơ lây nhiễm cao, vật vã vì cuộc sống mưu sinh miếng cơm manh áo. Nhưng lại buồn bởi những lời bình luận vô tâm khi một số người dè bĩu ngành du lịch ” Ăn no khách du lịch rồi ế kêu ca làm gì”, “Trông dịch dài phá sản cho kinh hồn”. 

Những câu hỏi tưởng chừng vô nghĩa nhưng lại là sự kì thị thầm kín đến từ những người hàng xóm. ” Hôm nay vẫn đi dẫn đoàn khách Tây hả?”, “Hôm bữa giờ có hướng dẫn khách nào bị nghi nhiễm Covid-19 không?”

Nhớ lại những trận cầu kinh điển Ngoại hạng Anh, nạn kỳ thị hay gọi rõ là ” Phân biệt chủng tộc” luôn diễn ra từ khán đài đến cầu thủ trên sân. Các nhà chức trách luôn có hình phạt thích đáng. Giờ đây, chính sự kỳ thị dịch làm tôi đã thấy rõ điều đó khủng khiếp như thế nào. 

Cũng tại Hội An, người dân kể lại một nhóm người Trung Quốc chuẩn bị vào ăn phở thì người dân địa phương sợ hoảng loạn gấp rút tính tiền đi nhanh. Bỏ mặc sự thờ ơ từ chủ quán cũng như du khách. Sự thật một điều là ngay cả tài xế còn không phân biệt đâu là du khách Hồng Kong đâu là Trung Quốc bản địa thì sao mà biết được họ là ai? Đến từ đâu? 

Câu chuyện nhỏ như đang ăn tại rất nhiều câu chuyện được người Trung Quốc ở châu Á và người châu Á trên khắp thế giới chia sẻ trong những tuần qua. Tất cả đều có điểm chung là họ bị xúc phạm, phân biệt đối xử xuất phát từ mối lo ngại không có cơ sở rằng người gốc Á liên quan đến dịch Covid-19 bùng phát từ Vũ Hán, Trung Quốc.

Tôi sống ở Hội An. Chính nơi mình đang sống. Đáng lưu tâm hơn, ngay tại nhà bạn, hàng xóm bạn không phải đơn thuần là xóm làng. Mà chính là người thân ruột thịt của bạn, một ngày đùng đùng dăng lưới thép, cây gỗ, ngăn sân ra mà không báo bạn một lời. Một lí do đơn giản là vì nhà bạn có người hằng ngày làm việc tiếp xúc khách du lịch. Điều đáng nói là với trình độ tri thức, sự hiểu biết dịch bệnh nhất định. Điều đó là hiển nhiên nhưng khía cạnh mối quan hệ gia đình, đó là sự thiếu tôn trọng, kỳ thị. Bạn có nghĩ điều đó khiến những người làm công họ tự ái khi chính người chủ của bạn mà người thân không tin tưởng thì họ tin tưởng người chủ của bạn làm gì? Làm việc cho một người chủ không đáng tin có nên hay không? Bạn cũng đi ăn sáng, ra ngoài đi chợ, mối nghi ngại đến từ nhiều nguồn. Biết đâu một ngày nhiễm bệnh, sự kỳ thị lại bao biện cho chính người nhà của bạn gây ra. Đáng không?   

Dịch bệnh đã tạo ra tâm lý kỳ thị ở khắp nơi trên thế giới. Đáng ra, sự sợ hãi chỉ nên thể hiện ở tư duy phòng bệnh, thay vì đề phòng tất cả những gì có thể liên quan tới dịch bệnh này.

Từ châu Á tới châu Âu, châu Mỹ, các chính trị gia, chuyên gia đều nhận định tâm lý kỳ thị hay chia sẻ thông tin giả làm trầm trọng hơn tình hình dịch bệnh.

“Chúng tôi sẽ cập nhật thông tin hàng ngày và hy vọng công chúng sẽ tìm đến các nguồn tin tức đáng tin cậy thay vì những gì lan truyền trên mạng xã hội”, Bộ trưởng Y tế Malaysia Dzulkefly Ahmad tuyên bố.

Michael Ryan – giám đốc điều hành Chương trình Khẩn cấp về Sức khỏe thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) – nhấn mạnh không nên có sự kỳ thị nào liên quan đến dịch virus corona chủng mới.

“Trách nhiệm của chúng ta là đảm bảo không có sự kỳ thị nào liên quan đến căn bệnh này. Điều đó không cần thiết và không mang lại ích lợi gì”, ông Ryan nói trong một cuộc họp về dịch bệnh tại trụ sở WHO.

XEM THÊM 



 

Trả lời

GHI CHÚ: Quý khách muốn biết thêm chi tiết thuê xe Đà Nẵng Hội An vui lòng gởi câu hỏi tại đây. Chúng tôi sẽ trả lời sớm nhất.

Your email address will not be published. Required fields are signed with *

Call Now Button